Khi nhắc đến Nhật Bản, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng, oai nghiêm. Được mệnh danh là ngọn núi cao nhất của đất nước mặt trời mọc, núi Phú Sĩ còn là di tích lịch sử, một biểu tượng thiêng liêng của mỗi người dân nơi đây. Núi Phú Sĩ Nhật Bản được UNESCO vinh danh là một trong những Di sản thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ qua.
Nguồn gốc tên gọi của núi Phú Sĩ
Tới tận bây giờ, người ta vẫn chưa biết chính xác tên gọi ngọn núi Phú Sĩ được bắt đầu từ khi nào. Theo nội dung câu truyện cổ tích Ông lão đốn tre (hay còn gọi là truyện Công chúa Ánh trăng), tên ngọn núi được lấy từ ý nghĩa bất tử, và cũng xuất phát từ hình ảnh đoàn lính leo lên dốc núi để thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng. Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất lại cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不尽 (bất tận), với ý nghĩa không bao giờ kết thúc. Có lẽ từ gốc phổ biến nhất là từ cho rằng tên của ngọn núi có chữ Hán là 富士 (phú sĩ).
Một học giả người Nhật thời kì Edo cho rằng núi Phú Sĩ được lấy tên từ một từ, có nghĩa là “ngọn núi giống như chiếc tai của cây lúa”. Theo một nhà truyền đạo người Anh Bob Chiggleson (1854 – 1944), ông lại cho rằng tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Ainu, nghĩa là ngọn lửa (fuchi) của vị thần Lửa (Kamui Fuichi). Tuy nhiên, nhà ngôn ngữ học Kyōsuke Kindaichi (1882–1971) lại phản bác nhận định đó dựa trên dẫn chứng về sự phát triển ngữ âm (sự thay đổi âm). Theo ông, huchi có nghĩa là “bà lão” và ape nghĩa là lửa. Như vậy, ape huchi kamuy nghĩa là vị thần Lửa. Cũng có nghiên cứu cho rằng từ Fuji lấy từ tiếng Yamato chứ không phải từ ngôn ngữ Ainu. Nhà ngôn ngữ học hiện đại Alexander Vovin đưa ra giả thuyết dựa trên tiếng Nhật Trung cổ, cách đọc /puⁿzi/ có thể được mượn từ 火主 nghĩa là thần lửa.
Núi Phú Sĩ Nhật Bản – nguồn gốc và tên gọi
Núi Phú Sĩ Nhật Bản – nguồn gốc và tên gọi
Những tên gọi khác của núi Phú Sĩ
Trong tiếng Anh, ngọn núi được viết với tên Mount Fuji, đôi khi là Fuji-san, Fujiyama hoặc Mt. Fujiyama do chữ 山 (sơn) trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc là San, Zan và Yama. Với những người nói tiếng Nhật, họ thích dùng tên gọi Fuji-san hơn cả. Ngoài ra, trong tiếng Nhật, từ “富士” có thể được phát âm thành “Huzi” do đặc trưng của âm ふ(“fu”, thuộc hàng “ha” trong tiếng Nhật). Tuy nhiên, cách phát âm chuẩn vẫn là “Fuji”.
Núi Phú Sĩ còn có các tên gọi khác cũ hơn hoặc thi vị hơn như: Fuji-no-Yama (ふじの山), Fuji-no-Takane (ふじの高嶺), Fuyō-hō (芙蓉峰) và Fu-gaku (富岳 hoặc 富嶽).Những cách gọi này được tạo ra bằng cách kết hợp chữ đầu của từ富士 (Fuji) và 岳 (núi).
Tên gọi khác của núi Phú Sĩ
Tên gọi khác của núi Phú Sĩ
Vị trí địa lý của núi Phú Sĩ Nhật Bản
Trải dài trên địa phận hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi, núi Phú Sĩ cách thủ đô Tokyo gần 140 km về phía Tây Nam. Với độ cao tuyệt đối 3.776 mét nên vào những ngày đẹp trời bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn núi Phú Sĩ ở rất nhiều khu vực lân cận. Thậm chí, một số tạp chí của Nhật còn đưa ra bình chọn top 10 điểm ngắm núi Phú Sĩ đẹp nhất hàng năm và được rất nhiều người quan tâm.
Xem thêm: Núi Phú Sĩ cách Tokyo bao xa
Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honshu thuộc công viên quốc gia Fuji-Hakone-Izu nhìn xuống Thái Bình Dương cuộn sóng. Núi Phú Sĩ được bao quanh bởi ba thành phố nhỏ xinh đẹp đó là Gotemba ở hướng Đông, Fuji-Yoshida ở hướng Bắc và thành phố Fujinomiya ở hướng Tây Nam. Dưới chân núi có năm hồ nước ngọt lớn là hồ Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và hồ Shoji. Năm hồ xinh đẹp này cùng với hồ Ashi gần đó góp phần tô điểm cho cảnh quan xung quanh ngọn núi thêm thơ mộng. Bên cạnh đó, ở chân núi Phú Sĩ còn có khu rừng tự sát Aokigahara rất nổi tiếng từng được nhắc đến trong tiểu thuyết “Nơi hoàn hảo để chết”.
Núi Phú Sĩ nằm ở đâu?
Núi Phú Sĩ – từ truyền thuyết cho đến biểu tượng của nước Nhật
Phú Sĩ hiện là núi lửa đang hoạt động, với ngọn hình nón cân đối quanh năm tuyết phủ đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ Nhật Bản. Đặc biệt sau năm 1600 khi Edo (Tokyo ngày nay) trở thành thủ đô của đất nước và người dân có thể ngắm nhìn ngọn núi khi du hành trên tuyến đường Tokaido, vẻ đẹp của Phú Sĩ càng được ca ngợi nhiều hơn, trở thành đề tài nổi bật trong các tác phẩm văn chương và hội họa trong nước. Hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ tráng lệ gần như luôn xuất hiện trong các tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Tamako Kataoka.
fb anh nông dân “”:
–
–
– haianhdesign@gmail.com
© Copyright by Anh Nông Dân jp ☞ “Do not Reup”
AloJapan.com